Đất nền là phần chịu tải trọng trực tiếp từ móng công trình. Hiểu được rõ kết cấu các loại đất nền sẽ mang lại phương án thi công phù hợp và tối ưu. Kết cấu đất thể hiện qua thành phần và cấu trúc từng lớp đất. Vậy làm thế nào để biết đâu là đất tốt và đâu là đất xấu? Đó chính là công việc của khảo sát địa chất. Với nền đất chủ yếu, phải có các biện pháp gia cố nền để ngôi nhà được bền vững .
Khảo sát địa chất là rất cần thiết khi xây dựng
Vai trò của khảo sát địa chất :
– Khảo sát địa chất giúp kỹ sư biết được đặc tính của đất nền và khả năng chịu lực của các lớp đất dưới đáy móng. Từ đó kỹ sư công trình có thể đưa ra phương án kết cấu phù hợp nhất.
Khảo sát địa chất sẽ giúp bạn biết được đất nền của mình tốt hay xấu
– Trong thực tế, chủ nhà hay tiết kiệm chi phí mà bỏ qua khảo sát địa chất. Trong trường hợp này kỹ sư xây dựng sẽ hỏi các nhà xây lân cận để nắm tình hình đất nền tại khu vực thi công. Thường kỹ sư sẽ giả định điều kiện đất yếu nhất để thiết kế kết cấu móng chắc chắn nhất. Đó cũng là lựa chọn hợp lý, tuy nhiên việc đó lại khiến chi phí làm móng bị đội lên khá nhiều lần. Vì thế lời khuyên tốt nhất vẫn là nên tiến hành khải sát địa chất tránh dẫn tới sai lầm trong lựa chọ giải pháp nền móng và kết cấu.
Máy khảo sát địa chất được ứng dụng tại Việt Nam
– Có nhiều phương pháp khác nhau để khảo sát địa chất. Hai phương pháp phổ biến hiện nay là khoan thăm dò và xuyên tĩnh hay xuyên động. Dù là phương pháp nào cũng với mục đích lấy mẫu đất để xét khả năng chịu tải. Biện pháp khoan thường tốn kém, nên có thể kết hợp giữa khoan và xuyên, cũng cho kết quả tốt để tính toán.
Tìm hiểu các loại đất nền
– Đất cát:
Được xếp vào loại đất tốt. Sau vài năm được nén chặt công trình sẽ ổn định và không bị sụt lún. Đối với đất cát, việc xác định phương án kỹ thuật rất dễ dàng.
Đất cát là loại đất tốt trong xây dựng nhưng lại là đất kém màu mỡ trong trồng trọt
– Đất sét:
Là loại đất khá tốt tuy nhiên quá trình nén chặt có thể lên đến vài chục năm. Sự cố xảy ra với móng do đất sét gây nên cũng khá nhiều mặc dù chúng vẫn được đánh giá là loại đất khá tốt.
Sở dĩ xảy ra việc đó là do đất sét có cấu tạo khá đa dạng. Có đất sét dẻo mềm cũng có lớp đất sét cứng chặt hay không chặt với khả năng chịu tải trọng rất khác nhau. Hiện tượng lún của đất sét là một vấn đề cần xét đến khi tính toán cấu tạo nền móng.
Đất sét có nhiều tầng đất với độ cứng khác nhau và nhìn chung thường không ổn định
– Đất than bùn:
Là loại đất yếu thường hình thành ở khu vực ao hồ cũ. Đất than bùn có độ cứng nhỏ và bị biến dạng lớn khi nén chặt. Loại đất này khả năng chịu tải trọng công trình rất yếu. Thường được cấu tạo phía trên là lớp đất tốt nhưng phía dưới lại là lớp than bùn dễ lún sụt. Trường hợp này phải tính toán cấu tạo móng sao cho tải trọng tới được lớp đất tốt, đặc chắc xuyên qua lớp than bùn.
Đất bùn là loại đất yếu và dễ bị lún sụt
Hiểu được tầm quan trọng của việc khảo sát địa chất sẽ giúp bạn đưa ra phương án thi công phù hợp khu vực địa lý. Việc xác định đúng loại đất sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí móng cọc. Và giúp đảm bảo độ an toàn ổn định cho công trình.