Nhà bếp là trái tim của ngôi nhà, là nơi gia đình quây quần bên những bữa cơm ấm áp. Sẽ thật khó chịu khi những căn bếp xuất hiện mùi hôi. Những bữa cơm sẽ trở nên mất ngon và lạnh lẽo. Sẽ càng khó chịu hơn nếu như mùi hôi xuất hiện ở nhà thiết kế không gian mở. Khi mùi hôi xuất hiện, chúng dễ dàng lây lan qua các không gian lân cận. Về lâu dài sẽ làm không khí trong nhà ô nhiễm và ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Bài viết này, VNTECO sẽ cùng bạn tìm ra những nguyên nhân gây ra mùi hôi và cách khắc phục cho gian bếp của gia đình.
1. Kiểm tra vệ sinh thùng rác trong nhà bếp
Trong các khu vực thì nhà bếp là nơi thải ra nhiều rác sinh hoạt, nhất là các loại rác hữu cơ. Thời tiết nắng nóng cộng thêm việc tích tụ lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, phân huỷ rác và sinh ra mùi hôi thối.
Nên có thùng rác phân loại giữa rác hữu cơ và rác vô cơ tái chế
Để khắc phục, bạn cần chắc chắn mỗi lần nấu ăn xong thùng rác đều được dọn dẹp sạch sẽ. Nên thường xuyên dọn dẹp rác thải và vệ sinh thùng rác khô ráo. Giữ gìn vệ sinh còn khiến tâm trạng nấu ăn tốt hơn và những bữa cơm ngon miệng hơn.
2. Kiểm tra đường cống thoát nước
Sau toilet thì bếp là khu vực thường xuyên sử dụng nước sinh hoạt. Bếp là nơi có nhiều dầu mỡ và đồ ăn dư thừa. Nếu không dọn dẹp thường xuyên, chúng sẽ lắng đọng và tích tụ lại làm nghẹt đường thoát nước. Các cặn bã tích tụ lâu ngày bị phân huỷ tạo thành mùi hôi khó chịu và dơ bẩn khu vực bếp. Chính vì thế, các chậu rửa và sàn nước của bếp phải được vệ sinh hằng ngày.
Các chậu rửa cần được lau dọn và chùi rửa hằng ngày
3. Kiểm tra hệ thống thông khí và hút mùi trong nhà
Mùi của bếp ngoài mùi của rác thải gây khó chịu, mùi đồ ăn ám vào các không gian khác lâu ngày cũng tạo nên sự khó chịu. Nếu như bạn đang ở phòng khách mà thấy mùi từ bếp bay lên thì chắc chắn hệ thống thông khí đã gặp vấn đề!
Máy hút mùi giúp thoả thích nấu các món ăn có mùi đặc biệt mà không phải lo lắng
Để giải quyết vấn đề này, cần lắp đặt và kiểm tra máy hút mùi ngay tại bếp, và hệ thống quạt thông gió xung quanh. Khi hệ thống thoát khí hoạt động tốt, không khí bếp nói riêng và cả nhà nói chung sẽ luôn trong lành.
4. Vệ sinh nhà bếp sau mỗi lần nấu nướng
Trong quá trình nấu ăn, thức ăn sôi trào ra bếp hoặc vương vãi của các loại gia vị là điều không tránh khỏi. Nếu vô ý không lau dọn, các vết bẩn này sẽ bám vào bếp và cháy khét khiến không khí trong nhà sẽ trở nên nặng mùi.
Lau dọn bếp sau khi nấu ăn tránh gỉ sét
Lau chùi bếp sau mỗi lần nấu nướng là thói quen tốt. Vừa giúp giữ vệ sinh sạch sẽ, ngăn chặn các mùi khó chịu mà lại bảo vệ bếp bền bĩ hơn.
5. Dùng bã cà phê để thanh lọc mùi hôi của nhà bếp
Cà phê là 1 loại thức uống quen thuộc của người Việt. Tuy nhiên ít ai lại biết đến những công dụng bất ngờ của bã cà phê tưởng bỏ đi. Một trong những tác dụng ấy chính là khử mùi hôi.
Bã cà phê vô cùng hiệu quả trong việc khử mùi
Bã cà phê sau khi dùng xong, bạn cho vào lò vi sóng để làm khô và dậy mùi cà phê. Sau đó phân thành từng túi vải nhỏ để vào tủ lạnh, và treo trong bếp sẽ cho bạn một gian bếp trong lành.