Mái tum, tum thang hay chuồng cu đều là tên gọi để chỉ mái che thang của nhà phố. Tuỳ nhà có diện tích lớn hay nhỏ tum thang sẽ có diện tích khác nhau. Nhiều khách hàng tự đặt câu hỏi “ Diện tích tum thang bao nhiêu là phù hợp nhất”. Thực tế thì phần mái tum không phải được thiết kế tuỳ ý. Mỗi ngôi nhà khác nhau sẽ có diện tích tum thang khác nhau tuỳ vào diện tích và công năng sử dụng.
Mái tum hay còn gọi là chuồng cu trong thiết kế và xây dựng nhà phố
1. Diện tích mái che thang phụ thuộc công năng sử dụng
Tum thang là phần trên cùng của ngôi nhà, sở hữu không gian yên tĩnh tuyệt đối. Nhiều gia đình chọn khu vực này để bố trí phòng thờ ông bà, thần phật,…để mang lại sự trang nghiêm, tĩnh lặng. Tuy nhiên cách thiết kế này chỉ phù hợp với những ngôi nhà có diện tích sàn lớn và rộng rãi.
Tum thang là nơi bố trí phòng thờ với những ngôi nhà có diện tích lớn
Với những ngôi nhà nhỏ hơn, phần mái che thang chỉ đơn thuần có tác dụng để che ô cầu thang bảo vệ ngôi nhà khỏi mưa nắng. Trong trường hợp này, tum thang không cần phải có diện tích quá lớn.
2. Cách tính tum thang theo quy định xây dựng
Như đã nói ở trên, tum thang được thiết kế phải đảm bảo các quy định về xây dựng. Thông thường, diện tích đất tính từ ranh lộ giới phải lùi vào 4m. Đây là phần đất trống chỉ được làm sân thượng theo quy định xây dựng. Diện tích mái tum được xây dựng và thiết kế dựa trên diện tích sàn còn lại phía trong.
Mái kính lấy sáng trên sơ đồ là một ví dụ của mái che thang
Phần tum thang có thể được thiết kế hết phần diện tích sàn còn lại hoặc chừa sân thượng sau tuỳ nhu cầu và mục đích của chủ nhà. Nếu bạn thích có một khu vườn sau nhà hoặc đơn giản là một sân phơi thì diện tích phần mái che thang sẽ được điều chỉnh vừa vặn với kích thước của ô cầu thang.
Mái tum nhỏ để chừa phần lớn diện tích làm sân phơi
Nắm vững những quy định về cách xây dựng mái tum sẽ giúp bạn hiểu rõ về ý đồ thiết kế của kiến trúc sư. Đồng thời cũng giúp kiểm soát được tránh việc xây dựng không đúng quy định