Muốn xác định độ chặt của đất nền phải biết được những thông số và cách làm cơ bản theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu công trình đất nền.

cách xác định độ chặt của đất 1

Muốn đạt được độ chặt của đất tốt nhất khi đầm nén, đất đắp phải có độ ẩm tốt nhất. Độ ẩm của đất khi đầm lu chỉ được sai khác tối đa 10% đối với đất dính và 20% đối với đất không dính so với độ ẩm tốt nhất của loại đất đó tìm được trong phòng thí nghiệm. Nếu đất ướt phải xử lí để hạ độ ẩm, nếu đất khô phải tiến hành tưới ẩm để độ ẩm đạt gần độ ẩm tốt nhất. Việc xử lí tưới ẩm phải thực hiện ở ngoài khu vực đắp, đầm nén.

cách xác định độ chặt của đất 2

Tiêu chuẩn chất lượng quan trọng nhất trong công tác đắp đất công trình là độ chặt đầm nén (hệ số đầm nén K) hoặc khối lượng thể tích đất khô sau khi đầm nén (dung trọng khô của đất Ƴk) phải được thí nghiệm để đánh giá chất lượng so sánh với yêu cầu thiết kế.

Trước khi đắp đất phải tiến hành đầm thí nghiệm tại hiện trường đối với từng loại đất và từng loại máy đầm sử dụng thi công công trình nhằm:

  • Hiệu chỉnh bề dày lớp đất rải để đầm.
  • Xác định ca đầm (hoặc số lượt đầm nén) theo điều kiện thực tế đạt độ chặt K theo yêu cầu thiết kế. Đối với các công trình thiết kế không quy định độ chặt K thì căn cứ vào ca đầm theo định mức thi công để xác định dung trọng đất hoặc độ chặt đất ứng với ca đầm đó.
  • Xác định độ ẩm tốt nhất của đất khi đầm nén.
cách xác định độ chặt của đất 3

Đối với cát thì sử dụng phương pháp dao vòng lấy mẫu tại hiện trường. Thường thì cứ 500m2 lấy 1 mẫu. Sau đó đem về sấy khô để xác định dung trọng khô max tại hiện trường. Lấy kết đấy chia cho dung trọng khô max khi xác định chỉ tiêu cơ lý của vật liệu cát sử dụng đắp nền thì được độ chặt.

Đối với vật liệu có chứa sét như đất đồi, subase,v.v.. thì sử dụng phương pháp rót cát để xác định.

Một phương pháp nữa hiện nay đang được sử dụng trong một số dự án lớn ở Việt Nam: Đo bằng máy đo dung trọng cho kết quả nhanh/tức thời, kết quả hiển thị trên màn hình LCD

1. Một số yêu cầu kĩ thuật thi công đắp đất
cách xác định độ chặt của đất 4

Trước khi đắp đất phải tiến hành nạo vét hết bùn hoặc đất hữu cơ. Chiều dày nạo vét phải căn cứ vào thực tế hiện trường. Đối với công tác vét bùn phải vét đến độ sâu mà đất tại cao độ đó có chỉ số độ sệt tìm được trong phòng thí nghiệm B < 0,5 đồng thời phải tiến hành tiêu thoát nước ngầm hoặc nước mặt.

Nếu nền bằng phẳng hoặc có độ dốc 1:10 đến 1:5 thì phải đánh xờm bề mặt.

Nếu đắp đất trên nền mái dốc có độ dốc từ 1:5 đến 1:3 phải tiến hành đánh cấp, kích thước một cấp rộng x cao. Độ dốc của mỗi bậc phải nghiêng về phía thấp. Nếu chiều cao của mỗi bậc nhỏ hơn 1m thì để mái đứng. Nếu chiều cao lớn hơn 1m thì để mái đến 1:0,5. Nếu nền là đất thiên nhiên lẫn nhiều đá tảng thì không cần xử lí đắp cấp

Đối với nền đất và nền đất thiên nhiên có độ dốc lớn hơn 1:3 thì công tác xử lí nền phải tiến hành theo chỉ dẫn của thiết kế.

cách xác định độ chặt của đất 5

Khi rải đất đầm cần tiến hành rải từ mép biên tiến dần vào giữa. Đối với nền đất yếu hoặc bão hòa nước cần rải giữa trước tiến ra mép ngoài biên, khi đắp tới độ cao 3m thi công rải đất thay đổi lại từ mép biên tiến vào giữa.

Chỉ được rải lớp đất tiếp theo khi khi lớp dưới đạt độ chặt theo yêu cầu thiết kế. Không được phép đắp nền những công trình dạng tuyến theo cách đổ tự nhiên đối với tất cả các loại đất.

I have no doubt that educators will continue to increasingly embrace the way in which these flexible learning spaces expand the possibilities for engaging with students, making them yet admissions essay https://admission-writer.com/ another emerging use of instructional technologies

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI

XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VN TECO