Trong vài năm gần đây thị trường ngành xây dựng biến động dữ dội. Đặc biệt là về vật tư trong đó nổi bật chính là cát. Làm thế nào để bình ổn cán cân cung – cầu và giá cả của mặt hang này? Câu trả lời còn nằm ở cơ quan chức năng các cấp. Tuy nhiên giải pháp lâu dài không gì khác việc tìm vật liệu thay thế.
1. Giá cát xây dựng tăng phi mã
Gần đây, giá cát xây dựng tăng nhanh một cách chóng mặt chỉ trong thời gian khá ngắn. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tuỳ từng loại cát khác nhau mà giá tăng cũng khác nhau, có lúc tăng đến 200% so với thời điểm trước đây.
Giá cát trở nên tăng đột biến trong vài tháng gần đây
Theo nhiều nguồn thông tin, giá cát trong tháng 5 và 6/2017 liên tục tăng không phanh. Đơn cử, tại Đồng Tháp, tại nguồn khai thác, giá cát cho bê tông, cát xây tô dao động từ 45.000 – 80.000 đồng/m3. Giá cát hạt trung bình tại công trình từ 160.000 – 220.000 đồng/m3. Cát hạt mịn từ 110.000 – 130.000 đồng/m3, cát đen 90.000 đồng/m3 và cát đã qua sàn rửa 180.000 đồng/m3.
Cát chất lượng càng cao giá thành lại càng đắt đỏ và khan hiếm
Tại TP.HCM, giá cát các loại tại thời điểm quý II/2017 tăng đáng kể. Trong đó, tại quận 10, giá cát san lấp tăng lên 232.000 đồng/m3 (tăng 78% so với thời điểm quý I/2017). Tại Gò Vấp, giá cát xây tô 436.000 đồng/m3 (tăng 92% so với thời điểm quý I/2017). Cát cho bê tông 560.000 đồng/m3 (tăng 155% so với thời điểm quý I/2017), cát san lấp 200.000 đồng/m3.
Giá cát khu vực phía Bắc cũng tăng chóng mặt không thua gì khu vực phía Nam
Tại Hà Nội, giá cát khu vực Bắc Từ Liêm gồm cát sông Lô là 280.000-380.000 đồng/m3, cát đen, tô trát và san lấp 100.000 – 140.000 đồng/m3. Giá cát hiện tại tăng gấp 2 lần so với tháng 3/2017 và có xu xướng tiếp tục tăng cao do tình trạng thiếu hụt cát.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm cát trong xây dựng
Một trong những nguyên nhân khiến giá cát tăng cao là do lệch pha cung cầu. Trong khi tổng khối lượng khai thác cát chỉ đạt vào mức 62 triệu m3/năm, nhu cầu sử dụng lại đến 130 triệu m3/năm. Lương cát cung ứng chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu.
Nếu không sử dụng nguyên liệu thay thế nguồn cát sẽ không còn đủ để phục vụ xây dựng
Nguyên nhân thứ hai, rất phổ biến ở nước ta là đầu cơ tích trữ. Một số doanh nghiệp và chủ bến bãi khai thác cát nắm nguồn cung nhưng không bán. Các đầu mối cung cấp cát lợi dụng thời cơ đầu cơ tích trữ đẩy giá cát tăng cao. Biết được tình hình nguồn cung thiếu hụt, những đơn vị này dự trữ cát không bán ra thị trường nhằm tạo nên cơn sốt để thu về lợi nhuận cho riêng mình.
Tình trạng đầu cơ tích trữ khiến giá cát ở các tỉnh miền Tây tăng lên vùn vụt
Nếu như tình hình thiếu hụt cát là nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính những chủ dự án. Sự thiếu chủ động trong việc cân đối nguồn cung cho các công trình khi nguồn nguyên liệu khan hiếm. Việc sử dụng cát nghiền, vật liệu thay thế còn hạn chế do tập quán xây dựng và do cả sự thiếu cập nhật, bảo thủ trong công việc.
Các chủ dự án và công trình nên chủ động hơn trong nguồn vật liệu xây dựng
3. Giải pháp “cứu nguy” ngành xây dựng lâu dài:
Đối với từng địa phương, các cơ quan có chức năng đã và đang rà soát, tăng cường tuần tra chống khai thác cát trái phép. Bên cạnh đó là việc rà soát lại các dự án khai thác cát, chỉ có phép hoạt động khi có đủ điều kiện pháp lý và không gây sạt lở đất.
Khai thác cát trái phép gây sạt lở nghiêm trọng đến an toàn của bà con ven sông
Đối với các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, cần có kế hoạch cung cấp cát ổn định. Tăng cường thực hiện nghiêm các giải pháp chống đầu cơ, tích trữ, ép giá và nâng giá trái quy định.
Tuy nhiên, về lâu dài với nhu cầu xây dựng cao ngất ngưỡng, nguồn cát tự nhiên sẽ ngày càng cạn kiệt. Việc đẩy mạnh tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế là điều nên sớm triển khai thực hiện. Không thể phủ nhận là có nhiều giai đoạn xây dựng không thể thay thế cát. Tuy nhiên những bước xây dựng có thể thay thế cũng rất nhiều. Sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm vật liệu xây dựng và vật liệu san lấp thay thế.
Cát xỉ thay thế cát tự nhiên sẽ là giải pháp “cứu cánh” cho ngành xây dựng
4. Lời đáp nào cho ngành xây dựng?
Trong tương lai, để giải quyết bài toán nguyên vật liệu của ngành xây dựng rất cần thiết. Cần có sự phối hợp và hợp tác của các cơ quan ban ngành có liên quan. Tăng cường việc chế tạo và sử dụng thay thế cát nhân tạo. Kiểm tra rà soát và dự báo khả năng bồi lắng cát tại các con sông để tái khái thác.
Đến khi nào thì độ bồi lắng mới đáp ứng được nhu cầu tái khai thác cát sông?
Cần quản lý chặt chẽ các quy định về nạo vét, khai thác cát và duy tu các tuyến hàng hải. Đồng thời, phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc các cơ chế pháp lý về khai thác cát ngay từ địa phương, cơ sở.