Mặc dù nhà tắm là công trình phụ, nhưng lại là khu vực nhạy cảm về mùi. Nhà tắm cần lúc nào cũng sạch sẽ và thoáng khí. Phòng tắm không sạch, hay có mùi khó chịu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Thế nhưng trong nhiều trường hợp, dù đã cọ rửa và giữ vệ sinh kỹ lưỡng nhà tắm vẫn có mùi khó chịu? Nguyên nhân từ đâu mà có và giải pháp để xử lý chúng là gì? Trong bài viết sau đây VNTECO sẽ cùng bạn tìm hiểu.
Nhà tắm rất sạch sẽ nhưng vẫn có mùi khó chịu là vì đâu?
1. Các nguyên nhân khiến nhà tắm có mùi hôi
Để “diệt” tận gốc mùi hôi khó chịu cho nhà tắm, việc tìm hiểu nguyên nhân bắt nguồn của chúng là rất quan trọng. Cùng VNTECO kiểm tra các yếu tố sau để xem mùi hôi từ đâu phát ra nhé:
– Cặn bẩn bám gây tắt “con thỏ”
Trong đường nước của các thiết bị vệ sinh có 1 phần cong gọi là ống siphon. Ống siphon hay còn gọi là “con thỏ” các tác dụng như nút chặn không cho mùi hôi bay ngược trở lên. Thiết kế cong và sử dụng lâu ngày khiến chúng dễ lắng đọng cặn bẩn gây nghẹt và có mùi hôi. Để xử lý cặn này, bạn sử dụng các chế phẩm làm sạch dạng nước hoặc viên đổ vào bồn cầu, bồn rửa tay, ngâm theo thời gian hướng dẫn và giật nước.
Cặn bã lắng động lâu ngày làm nghẹt tại “con thỏ”
– Hầm chứa bị đầy:
Trước hết chúng ta cần hiểu “đầy” ở đây không phải do không phân huỷ mà là vì bùn cặn tích luỹ lâu ngày. Dù cho hố xí tự hoại tốt nhất thì sau thời gian dài lượng cặn bã tích tụ cũng sẽ đầy hố. Chính việc hố phân huỷ bị đầy là nguyên nhân khiến khí hôi xuất hiện trong nhà tắm, thậm chí bay ra cả nhà.
– Đường thoát khí của hầm chứa bị tắc:
Trong nhiều trường hợp sai sót trong quá trình lắp đặt đường ống thoát khí cũng là một nguyên nhân khiến nhà tắm có mùi. Lý do là đường ống thoát khí khi bị sai lệch dễ bị tắc làm cho khí hội bốc ngược trở lại.
– Lượng nước ở ống siphon quá thấp:
Thêm một vấn đề liên quan đến kỹ thuật lắp đặt. Ở trạng thái bình thường mực nước trong bồn cầu và ống siphon ngang bằng nhau. Mực nước thông thường tầm khoảng 10 cm. Khi lắp đặt sai, nước ở ống thấp hơn khiến khí hôi trào ngược, tỏa ra cả phòng.
Lượng nước ở ống siphon và ở bồn luôn phải cân bằng nhau
– Cống ở sàn có mùi:
Khi lắp đặt đường ống thoát, bạn không sử dụng ống siphon nên mùi hôi bốc lên. Ngoài ra, có thể do thợ lắp nhầm đường ống sang bể phốt thay vì bể thoát nước riêng. Đường ống thoát nước ở bể thoát cũng là một nguyên nhân khiến cống ở sàn phát ra mùi hôi. Khi đường ống vào bể cao hơn đường ống thoát ra ngoài, đồng nghĩa với việc khi lượng nước trong bể thấp hơn lối thoát nước, chúng sẽ tồn đọng lại. Lúc này đây, đường ống dẫn nước vào đang thông thoáng nên khí hôi theo đó bay ngược trở lại sàn nhà.
2. Các cách “xua tan” mùi hôi cho nhà tắm
– Điều đầu tiên bạn cần làm để giữ cho nhà tắm luôn sạch sẽ và thơm tho là thường xuyên cọ rửa thiết bị nhà tắm, sàn nhà. Hãy treo lông não hoặc những loại sáp thơm sẽ khiến không khí phòng tắm dễ chịu hơn nhiều.
Luôn giữ nhà tắm sạch sẽ và khô thoáng thông qua việc lau dọn
– Để xử lý cặn bã trong đường ống siphon hãy dùng chế phẩm làm sạch dạng nước hoặc dạng viên. Chỉ việc đổ vào bồn cầu, bồn rửa tay, ngâm theo thời gian hướng dẫn và giật nước.
– Với các hộ gia đình, thời gian cần tiến hành hút bể phốt vào khoảng 2-3 năm. Nếu bạn đã quá lâu chưa làm việc này, WC cũng dễ có mùi hôi. Hiện nay có rất nhiều công ty hỗ trợ dịch vụ này.
Cần có kỹ thuật lắp đặt đường ống thật chính xác để tránh nghẹt nước
– Các vấn đề liên quan đến việc lắp đặt đường ống hay bể chứa đòi hỏi kỹ thuật cao. Bạn cần liên hệ với những đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp. Khi có nhu cầu về đi lại đường ống nước và thiết kế hầm chứa đúng quy cách bạn có thể liên hệ với đội ngũ của VNTECO.
– Ngoài ra, các gia đình không được cho các loại chất thải kết tủa vào bồn cầu. Có thể kể đến: dầu mỡ, chất thải khó tiêu hủy, giấy thông thường, rác bẩn, chất tẩy rửa không dành cho WC. Điều đó sẽ giúp hạn chế tối đa sự tắc nghẹt và sinh ra những mùi hôi khó chịu.
Theo VNTECO