Bất kỳ ai khi chuẩn bị xây nhà cũng tìm hiểu về nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên vì không có kinh nghiệm sẽ dẫn đến chủ nhà thường hiểu sai về vấn đề. Khi bắt tay vào thi công thì mới vỡ lẽ và trở tay không kịp. Dẫn đến xây dựng không đúng như mong muốn. Dưới đây sẽ là những hiểu lầm thường thấy của chủ nhà. VNTECO xin phép liệt kê và phân tích để quý khách hàng cùng tham khảo.
1. Thường xây nhà vào mùa nắng và hạn chế vào mùa mưa.
Đa số chủ nhà sẽ ưu tiên chọn xây nhà vào mùa nắng vì những lý do sau:
– Tiến độ thi công nhanh chóng.
– Việc đổ bê tông thuận lợi và mau kết dính hơn.
– Từ đó rút ngắn được thời gian, giảm thiểu chi phí nhân công.
Tuy nhiên, xây nhà vào mùa khô có những khuyết điểm mà không phải ai cũng nhìn thấy. Theo các kỹ sư thi công có kinh nghiệm dày dặn, chất lượng bê tông đổ vào mùa khô dễ bị nứt do giãn nở nhiệt nếu như không bảo dưỡng tốt. Việc kiểm tra thấm dột cũng khó khăn hơn. Thường phải đợi khi đến mùa mưa mới biết chính xác được.
Bê tông dễ bị nứt vào mùa nắng nếu như không bảo dưỡng tốt
Trái lại, thi công xây dựng vào mùa mưa theo đánh giá thì sẽ đảm bảo tính ổn định về mặt chất lượng và kết cấu của bê tông hơn. Việc rà soát thấm dột cũng thuận tiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, thi công mùa mưa thường sẽ dẫn đến chi phí tăng do việc thi công bị gián đoạn bởi vấn đề thời tiết.
Vì thế chủ nhà cần cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn thời điểm xây dựng. Tránh trường hợp tính già hoá non, vừa không tiết kiệm lại không tốt về mặt chất lượng.
Thi công vào mùa mưa giúp công tác kiểm tra thấm dột chính xác hơn
2. Đợi giá vật tư giảm mới bắt đầu tiến hành xây nhà.
Nhiều chủ nhà có thói quen xem xét thị trường vật liệu để chọn thời điểm làm nhà. Tuy nhiên việc xây dựng không phải chỉ tiến hành ngày một ngày hai và thị trường vật tư cũng biến đổi liên tục. Khi loại vật tư này giảm sẽ có loại khác tăng để đảm bảo sự ổn định cho thị trường.
Có nhiều trường hợp, chủ nhà đợi giá vật tư như: cát, đá, xi măng, gạch giảm để bắt tay vào làm nhà. Song, khi đến giai đoạn hoàn thiện thì giá các chủng loại vật tư hoàn thiện lại tăng. Chính vì vậy, việc giá vật tư giảm cũng không làm thay đổi tổng chi phí xây dựng nhà
Vật tư xây dựng luôn biến động liên tục theo thời gian
3. Nghĩ việc thiết kế bản vẽ đơn giản và không mất nhiều thời gian.
Những người không có kinh nghiệm thường hay nghĩ việc thiết kế bản vẽ rất đơn giản. Họ cho rằng việc thiết kế rất nhanh, chỉ tử mất từ 2 tuần đến 1 tháng là hoàn tất. Ý nghĩ đó là hoàn toàn không đúng! Để có một bản vẽ hoàn chỉnh, kiến trúc sư và chủ nhà cần thống nhất về ý tưởng mặt bằng và phối cảnh. Giai đoạn này thường mất tầm 5 – 7 ngày.
Sau khi thống nhất phương án, kiến trúc sư sẽ dựa vào đó để lập bản vẽ xin phép. Phần bản vẽ điện nước và kết cấu sẽ được triển khai tiếp theo sau khi được thông qua cấp phép xây dựng.
Chính vì việc thiết kế phải theo quy trình cố định nên tiến độ để hoàn thành một bộ bản vẽ hoàn chỉnh sẽ mất từ 1 – 3 tháng. Thời gian thiết kế nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình và thời gian xin giấy phép.
Quy trình thiết kế có thể kéo dài mất đến vài tháng tuỳ sự phức tạp của công trình
4. Thời gian xin giấy phép xây dựng chỉ mất 20 ngày.
Với bất cứ ai đang chuẩn bị xây nhà và có ý định tìm hiểu về xin giấy phép xây dựng đều dễ dàng tìm thấy thông tin theo quy định là khoảng 20 ngày. Tuy nhiên, thực tế tuỳ từng lô đất cụ thể, quy hoạch từng khu vực mà việc xin giấy phép có thể kéo dài từ 1 tháng đến vài tháng ròng.
Để có thể chủ động thi công đúng thời gian đẹp như dự định, chủ nhà nên liên hệ với các đơn vị hỗ trợ xin giấy phép như VNTECO từ trước đó để chủ động được công việc. Chủ nhà không được chủ quan, đợi gần đến thời gian khởi công mới xin giấy phép rất dễ dẫn đến kế hoạch thi công bị hoãn lại do chưa xin được giấy phép.
Quá trình xin giấy phép thường tốn nhiều thời gian hơn so với trên lý thuyết
5. Thời gian hoàn thiện đưa vào sử dụng phải đúng như trên hợp đồng
Khi kí hợp đồng, nhà thầu sẽ đưa ra khoảng thời gian hoàn thành dự kiến. Chủ nhà sẽ chủ động việc sắp xếp chỗ ở tạm thời. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thời gian hoàn thành luôn có sự chênh lệch so với thời gian dự tính trên hợp đồng.
Để giải thích cho vấn đề này, VNTECO xin giải thích như sau:
– Khoảng thời gian dự tính lúc ban đầu là trong điều kiện thi công lý tưởng. Song, trong quá trình thi công thực tế sẽ có những tác động từ thời tiết, con người,… từ đó làm cho tiến độ hoàn thành bị chậm trễ so với ban đầu.
– Thêm vào đó, phần hoàn thiện thường không phải chỉ có một đơn vị thi công mà họ cần phối hợp với các đơn vị thi công chuyên biệt khác. Các đơn vị này thường sẽ rơi vào trạng thái phải chờ đợi lẫn nhau, hạng mục này xong mới tiến hành hạng mục tiếp theo được. Vì thế thời gian thi công thường sẽ kéo dài hơn dự định.
Trên đây là những vấn đề xây dựng mà chủ nhà có thể hiểu sai lệch. VNTECO hi vọng qua bài viết này, những ai đang chuẩn bị xây nhà sẽ có cái nhìn khách quan và chính xác nhất. Từ đó có sự hợp tác ăn ý cũng như phối hợp cùng đơn vị thi công để việc xây dựng nhà trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn.