Ở giai đoạn đầu khi bắt tay vào thi công xây dựng nhà phố, kết cấu móng là phần quan trọng nhất. Chỉ khi có một nền móng vững chắc thì chúng ta mới có thể xây nhà lên nhiều tấm an toàn không bị sụt lún đổ vỡ. Phần thi công móng có thể phân chia thành 2 công đoạn cụ thể như sau: đóng cọc bê tông ổn định kết cấu đất và đổ móng bê tông.
Ở bài viết này, chúng tôi chỉ phân tích về giai đoạn thứ hai – đổ móng bê tông. Giai đoạn này tuy mang tính kỹ thuật cao nhưng dễ dàng kiểm tra bằng mắt. Trước tiên, để làm nên móng nhà chúng ta cần có một kết cấu khung thép hoàn chỉnh. Vậy làm thế nào để biết rằng cốt thép đã đủ và đúng chưa? Cùng bắt tay vào quy trình nghiệm thu cốt thép móng nhé.
Hình ảnh của VNTECO trước khi đổ bê tông móng
1. Kiểm tra vệ sinh hố móng
Vệ sinh hố móng là điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm trước khi tiến hàng đổ bê tông. Bạn sẽ thắc mắc nó có liên quan gì đâu đúng không? Câu trả lời là: Một hố móng sạch sẽ, khô thoáng không có các loại rác tạp sẽ giúp bê tông khi đổ vào sẽ định hình mà bám chắc chắn hơn.
2. Kiểm tra cốt pha móng
Về cốt pha móng, chúng ta thường gặp hai loại cốt pha bằng ván hoặc tường gạch. Tuy cùng có chức năng định hình móng nhưng mỗi loại lại có cách kiểm tra khác nhau.
– Với cốt pha bằng tường gạch: tiêu chuẩn để kiểm tra là phải được xây thẳng hàng, chắc chắn để không bị đổ vỡ khi đổ bê tông. Các tường gạch cũng cần được xây kín khít để hạn chế việc mất nước bê tông.
– Với cốt pha bằng ván: việc đầu tiền ván cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, sau đó tuỳ vào độ dày của ván làm cốt pha mà ta có hệ thống giá đỡ phù hợp. Cốt pha ván cũng có tác dụng giúp định hình bê tông móng. Tuy nhiên chúng lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vì bản chất là các tấm ván gỗ đóng lại với nhau nên dễ đổ hơn chúng ta cần có hệ thống cọc đỡ kiên cố.
Ván khuôn để đổ bê tông móng đúng tiêu chuẩn
Việc kiểm tra cốt pha móng đúng kỹ thuật còn có ý nghĩa giúp kết cấu móng vững chắc hơn. Móng định hình ngay ngắn sẽ không làm lệch kết cấu thép, định lượng bê tông cũng chính xác tránh sự thiếu hụt không cần thiết. Ngoài ra nó còn thể hiện độ lành nghề của người thợ xây.
3. Kiểm tra cốt thép
– Cốt thép thi công phải đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại đã thoả thuận trong hợp đồng xây dựng. Hiểu được phần cốt lõi của công trình cần có độ bền vững cao nên chúng tôi luôn sử dụng các loại thép tốt nhất để làm móng. Có thể kể đến đó là thép Việt Nhật.
– Việc bố trí cốt thép sai không chỉ gây lãng phí vật tư mà còn dẫn đến việc tìm ẩn nguy cơ lún nứt, sụp đổ công trình về lâu dài. Do đó công tác kiểm tra cần thật sự nghiêm túc chú trọng.
– Các tiêu chuẩn để kiểm tra cốt thép bao gồm:
+ Cốt thép phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và đảm bảo chất lượng
+ Kết cấu thép phải đúng thiết kế trên bản vẽ đã được kiến trúc sư và kỹ sư tính toán từ trước
+ Cốt thép phải được bố trí ngay hàng thẳng lối, các thanh thép chính và phụ không được xô đẩy lên nhau để đảm bảo trọng lực sẽ được phân bố đều.
+ Các thanh thép phải đảm bảo sạch sẽ và không được rỉ sét
+ Chiều dài neo cốt thép phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật khoảng 30 lần đường kính.
4. Đổ bê tông móng
Sau khi kiểm tra cốt thép kỹ càng ta sẽ tiến hàng đổ bê tông móng. Bê tông tươi được chia làm 2 loại: bê tông tay và bê tông thương phẩm. Song dù là loại bê tông nào thì chúng ta cũng cần kiểm tra giám sát chất lượng trước khi tiến hành đổ.
Bê tông đang được đổ vào cốt thép móng
+ Với bê tông tay, bạn nên kiểm tra chất lượng cát, đá, xi măng và nguồn nước. Cần phải đảm bảo chất lượng của vật tư và trộn đúng tỷ lệ.
+ Với bê tông thương phẩm, việc đầu tiên cần làm là kiểm tra phiếu xuất xưởng và khối lượng bê tông. Tiếp theo ta tiến hành lấy mẫu và kiểm tra độ sụt của mẫu bê tông này.
Một điều đặc biệt cần lưu ý dù đổ bê tông tay hay bê tông thương phẩm thì chúng ta cũng cần dùng thiết bị chuyên dụng để đầm bê tông đặc chắc đảm bảo chất lượng.