Trần thạch cao cả nổi và chìm đều ngày càng được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Chúng được sử dụng nhiều trong mái hiên và trần nhà. Tuy nhiên, khi trời mưa vấn đề trần thạch cao bị dột, thấm vẫn luôn là câu hỏi hóc búa với gia chủ. Vậy phải làm sao để nâng cao tính hiệu quả của trần thạch cao? Làm sao để loại bỏ được yếu tố “ khó nhằn” từ mưa bão tác động.
Trần thạch cao bị thấm luôn là vấn đề đau đầu của các gia chủ
1. Các biểu hiện của việc trần thạch cao bị dột
Thỉnh thoảng hãy kiểm tra ngôi nhà của mình, đặc biệt là khu vực trần và mái hiên thạch cao. Nếu bạn thấy xuất hiện những vết rạn nứt chân chim hay trần nhà bị ngả màu ố vàng thì đó chính là những dấu hiệu đầu tiên của hư hỏng.
Trần thạch cao bị thấm và nhỏ giọt xuống nền nhà
Khi những trận mưa bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ở những nới vết nứt sẽ có dấu hiệu đọng nước và nhỏ giọt xuống nhà. Khi đó chắc chắn bạn phải khắc phục ngay nếu không muốn ảnh hưởng đến các khu vực khác!
Khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Việc xuất hiện nước đột ngột và nhiều như thế cần được xử lý nhanh. Nếu như không chống thấm kỹ ngay từ đầu nước sẽ nhanh chóng thấm xuống và làm hỏng trần thạch cao.
Trần thạch cao không xử lý dột sẽ thấm sang các vùng lân cận
2. Cách khắc phục
– Trong trường hợp trần bị thấm nước nhiều gây dột thì chúng ta sẽ khắc phục như sau:
+ Đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm.
+ Phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm.
+ Cuối cùng trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.
– Trên những mái nhà bị thấm dột, có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt, kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.
Thay máng xối kích thước lớn hơn để nước thoát được nhanh hơn
– Trong trường hợp trần thạch cao do mưa lớn không thoát nước kịp làm ảnh hưởng chúng ta sẽ giải quyết bằng các biện pháp sau:
+ Phương án cần làm ngay lài thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.
+ Một cách khác chính là sử dụng cốt pha kín để be máy, sau đó đổ hỗn hợp vữa vào. Hỗn hợp này sẽ tự động thấm vào bề mặt bê tông ở chỗ các khe rỗng, khi khô lại sẽ làm liền các vết nứt. Cuối cùng ta sẽ xử lý bề mặt bằng xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.
Dù sửa chữa thế nào thì vấn đề chống thấm cũng nên được đặc biệt xem trọng
Với những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ, VNTECO hi vọng bạn sẽ có biện pháp khắc phục tình trạng thạch cao thấm dột. Để bạn luôn an tâm trong những ngày mưa bão thì hãy thường xuyên kiểm tra mái hiên. Khi phát hiện các điểm bị thấm hãy có biện pháp sửa chữa sớm nhất.